Nhóm Chín Bốn - Hồng Đức - Đà Nẵng
[Trang Chủ][Văn][Thơ][Sinh Hoạt Nữ Trung Học Hồng Đức][Hình Ảnh][Thông Tin]
Chín bốn & Bạn hữu
Chín bốn & Bạn hữu
10/15 Bach Hue - Dear NA
Just a short note to say hello. Hope your father is doing well in the nursing home. How is your mum and the rest of your family?
Attached are some pics of my 62th birthday at home recently.
We are in complete lock down in Victoria. There is curfew and we can't go out except once for shopping and 1hr for exercises. We can't go further than 5km and can't have any visitor (penalty  $5,000 each of we get caught).
Take care and keep safe.
Cheers
Hue
P.S.: Do you think I have enough sweets there😁

10/8 Thầy Thụy - Thành thật cám ơn Thu Nguyệt, Ngọc Hà, Bích Hạnh, Anh Trinh, Nguyệt Nga, Bạch Nhạn và Ngọc Anh đã đọc bài viết và chia sẻ với nhiều cảm xúc. Viết mà có người đọc là vui. Hẹn sẽ gặp lại ở đồng bằng sông Cửu Long dù không còn “mùa nước nổi”.
Đà Nẵng đang vào thu. Mưa gió kéo dài không ngớt.
Thân chúc tất cả một mùa thu thanh thản và nhiều niềm vui

10/8 AT - Đọc văn của Tammy là như được trở về tuổi 15. Rất dễ thương. Ừ nhốt mình trong cung cấm lâu ngày bây giờ được lên mây.
Cám ơn Tammy Thu Hương đã cho cả nhóm lên mây
❤️

10/7 NA - Cô bé Miên Hạ ngày xưa nhút nhát bao nhiêu nay can đảm bấy nhiêu. Mơ mộng thì tăng theo ngày tháng:) Thôi! hãy buông bỏ cho tâm thanh tịnh hí :) :) :)

10/7 Thu Hương - Nhốt mình ở nhà hoài, bị chuyện buồn nhiều, xã hội loạn ly, dịch bệnh triền miên không dứt, thôi đọc truyện khoa học viễn tưởng cho vui nì!
Có một mùa thu Cali

10/4 Bạch Nhạn - Thầy viết hay quá kiến thức sâu rộng nên hồi xưa tụi mình học sử địa dễ vô hí

10/4 Nguyet Nga - Thầy Thụy viết về Đà nẵng rất hay và chi tiết như thể là một nghiên cứu về địa lý & lịch sử. Giọng văn man mác buồn nhưng lôi cuốn làm minh cứ thế trôi theo từng ngõ ngách của ĐN.
Đoan cuối như tâm sự của người về già hoài cổ ...
Đọc những đoạn thầy  viết hơi bạo, mình cảm thấy ngại không biết thầy có sẽ ‘bị hỏi thăm sức khỏe ‘hay không?

10/4 Anh Trinh - Đọc Bài Viết Của Thầy

Mắt tôi dạo này hơi kém. Đọc một đoạn ngắn thì đã cảm thấy chóng mặt, những dòng chữ méo nó như nhảy múa trước mắt. Mệt, nên suy nghĩ hay cảm nhận cũng khó mà diễn đạt.

Cuối tuần, tôi ngồi đọc lại bài viết của một người Thầy giáo thời trung học, mặc dù bài tôi đã đọc khi vừa mới được đăng lên trang web của lớp tôi. Bài viết dài mà khi đọc tôi cứ sợ... hết!

Đà Nẵng của tôi thời thơ ấu, Đà Nẵng của tôi thời mới lớn thơ mộng, Đà Nẵng của tôi thời thanh xuân trong nghèo đói, tuyệt vọng và ...qua bài viết này Thầy đi một vòng quanh thành phố rồi viết về Đà Nẵng thời nay, vẫn là một thành phố đẹp bên bờ Thái Bình Dương, nơi tôi còn bạn bè, thầy cô, họ hàng và kỷ niệm. Lòng tôi hay tự hỏi: có còn là Đà Nẵng của tôi?

Thầy dạy tôi môn Sữ Địa, những bài giảng đã ươm cho tôi nhiều ước mơ; tuy ước mơ đã tan tành theo vận nước nhưng tận trong tâm trí, những gì tôi đã học mãi vẫn là hành trang cho tôi bước vào đời.

Sau này Thầy không đứng trên bục giảng mà mang tất cả kiến thức của môn học này đi bắc về nam; nói theo kiểu rất lãng tử của thầy là: Dọc đường gió bụi...

Thầy hay viết lại những nhận định về các chuyến đi, một lối viết mà tôi rất yêu thích vì tôi học được nhiều điều hay. Có lịch sử, có địa lý, có kèm những dẫn giải thơ văn. Đầy trí tuệ và lôi cuốn, gần gủi.

Từ máy bay nhìn xuống địa phận ngoại ô thành phố Huế, Thầy thấy gì? “Huế là hình ảnh những cồn cát trắng xoá, trên đó nhấp nhô những ngôi mộ, trông như chiếc nón lật ngược, cồn cát chạy ven biển và đầm phá với hai màu nổi bật xanh- trắng. Đà nẵng hiện ra khi máy bay vòng từ phía nam lên để hạ cánh với toàn cảnh núi non màu làm - sông xanh - đồng lúa chín vàng, mái ngói đỏ và đại dương nghìn trùng xanh thẵm...”

Tôi thật sự ngưỡng mộ cách dùng chữ của Thầy, vẽ lên một bức tranh ... từ ngoại ô Huế những ngôi mộ; để vào một Đà Nẵng trù phú, thiên nhiên ưu đãi.

Bản đồ Đà Nẵng ngày xưa như được thầy vẽ lại chi tiết, rạch ròi qua từng dòng chữ. Những cái tên rất cũ và những cái tên mới. Đôi chỗ giọng văn dí dỏm, có pha chút Quảng Nam cũng như những câu chuyện vụn vặt trong ngành du lịch thật là cười ra nước mắt. “Làm tour giá rẻ hay tour không đồng $0 cho khách Hàn- Hoa cứ ghi: chương trình thăm viếng chùa chiền, nhà thờ là ổn nhất. Khỏi phải mua vé tham quan, lại được đi restroom miền phí. Quý khách hoan hỷ!”

Những nhận xét về một Đà Nẵng thay đã đổi thịt đọc mà thấm thía. Từ cây cầu “Mỗi tuần khạc một phát ra lữa” cho đến “trường Phần châu Trinh nới rộng hai cơ sở trông như một chung cư hay trụ sở ủy ban, không ra một trường học” . Hay “ Hai khách sạn ở Ngã năm, nay bóng ngã về Tây buồn hiu như cửa hàng thời bao cấp một thời tem phiếu”... Và ngậm ngùi làm sao khi viết về Viện Cổ Chàm, trường Sao Mai... thầy kết luận: “ Xoá sổ trường học để biến thành nơi kinh doanh là dấu hiệu suy vong của đất nước”

Dòng ký ức của Thầy cứ miên man, kỷ niệm xưa xen kẻ trong cái nhìn của Đà Nẵng ngày nay. Một chút xót xa, tiếc nuối, nhận định chứ không phê phán hay chỉ trích. Đọc rất thích:

“Ở xứ tôi, thợ may giảng về đạo làm người. Thế gian ai cũng là bác sĩ và dược sĩ. Đi khám bệnh, phòng mạch tư cũng như bệnh viện công, bác sĩ rất kiệm lời, ghi toa cực nhanh và chữ nghĩa mê hồn trận, nhiều vị… tịnh khẩu luôn nhưng bà con cô bác thì bình luận về bệnh tật rôm rả, không chê vào đâu được. Đi họp mặt bạn bè, kị giỗ, khúc dạo đầu thường xoay quanh chủ đề bệnh tật, nhiều khi cứ tưởng như dự… hội thảo y học.”
Trải dài qua bài viết còn có những đoạn ghi nhanh như phóng sự; đoạn viết về cà phê ở Đà Nẵng : “ Cho đến bây giờ, tôi chưa dám phiêu lưu vào các chuỗi cà phê Cộng hay Út Tịch đã thấy xuất hiện đây đó ở Đà Nẵng, sợ không còn cái lai quần để về nhà”.

Không thể không ghi đôi dòng về đại dịch: “Từ ngày 27/7, Đà Nẵng giãn cách xã hội lần 2, người dân chỉ ra đường khi cần thiết (!), smartphone cài đặt Bluezone để dễ truy tìm dịch bệnh, chính quyền phát phiếu cho dân đi chợ theo ngày, người lớn tuổi/senior được khuyến cáo ở nhà cho nó lành…”

Và cũng co đoạn hình ảnh xưa nay nhập nhoà vào nhau khi thầy viết về rạp xi nê Kinh Đô: “Bây giờ, đi ngang đoạn đường nầy, mấy ai còn nhớ đến một thời vang bóng Kinh Đô. Trong ánh hồi quang năm xưa, còn đọng lại một bóng hình, đôi mắt và những cuốn phim một thời…  “

Và tôi chắc rằng “ông bạn già hơn 85 năm gắn bó với sông nước Vu Gia” mà thầy viết trong bài này là Thầy Nguyên yêu dấu của chúng tôi.

Tôi thích những đoạn thơ, những trích dẫn trong suốt bài viết, đọc không chán. Toàn bài viết không khô khan mà hấp dẫn lôi cuốn và dĩ nhiên là không thiếu phần lãng mạn, ray rức. Điều lạ nhất mà tôi nhận ra là Thầy tôi người đất thần kinh, lập nghiệp ở xứ Quảng viết về Đất Quảng Nam đọc rất thấm, rất gần gũi như một cây bút Xứ Quảng qua giọng đùa hoặc “đá xéo” chính hiệu một ông Quảng Nam.

Đây thật là một bài viết về Đà Nẵng chi tiết, phong phú và hay nhất mà tôi được thưởng thức.

Cám ơn Thầy đã cho em kiến thức, kinh nghiệm từ trường học ra trường đời. Thầy ơi, tuy mắt kém, bấm chữ nọ đụng chữ kia nhưng đọc bài của Thầy thì em không thể không viết đôi cảm nghĩ.

Rất mong được đọc nhiều bài viết của Thầy.

Nguyễn Diệu Anh Trinh
Atlanta tháng 10-2020

10/4 Chị Bích Hạnh - Anh Thụy tả rất thật các con đường ĐN xưa và nay, đọc bài của anh nhớ lại rạp cine Kinh Đô, con đường đi đến Hội An và những sinh hoạt của Tp Đà Nẵng xưa nay.

Uh, có lẽ đang rãnh rỗi vì đại dịch nữa nên viết rất hăng he he

10/4 Chị Ngọc Hà: Bài Thầy viết hay quá Anh Trinh. Vừa là ký ức, kỷ niệm vừa là kiến thức của một thầy giáo sử địa. Thầy phả hồn vào từng trang giấy làm người đọc thấy lại một Đà Nẵng thân thương gần gũi một thời. Ngậm ngùi.

10/1 Thu Nguyet - Bài viết Đà Nẵng của Thầy hay quá!
Bài tuy rất dài nhưng vô cùng lôi cuốn, không nhàm chán. Với kiến thức uyên bác của vị Thầy chuyên Sử Địa cộng thêm văn phong nhẹ nhàng, nhiều bình luận thú vị mang tính thời sự đã đưa người đọc hình dung xuyên suốt quá trình lịch sử hình thành Đà Nẵng từ ngày xưa cho đến hôm nay. Cảm ơn Thầy đã cho chúng em nhiều cảm nhận về thành phố dấu yêu này và rất mong được đọc thêm những bài viết mới của Thầy.

10/1 NA - Mời các bạn đọc bài viết mới,
Đà Nẵng, của thầy Thụy