Nhom Chin Bon - Hong Duc - Da Nang
Cuối tháng tám 1974 tôi rời Đà Nẵng trên chuyến bay thường trực để đến Sài Gòn. Tháng tám, thành phố chưa có cái rộn ràng của một tin vui, một phấn khởi. Đà Nẵng, tháng tám, chỉ là màu trắng của ngày hai buổi áo trắng đi về trên con đường có những hàng kiền cao vút. Tháng tám, mưa chưa trở lại. Tháng hai 1975, tôi trở về, bàng hoàng nhận ra thành phố đã không còn là thành phố của những tháng ngày trước khi ra đi. Cùng với mùa mưa và bảo rớt trở lại, thành phố có thêm một cơ sở văn hóa giáo dục lớn, có thêm những sinh hoạt mới, trưởng thành hơn, trí thức hơn và đều đặn hơn. Đó là sự hiện diện của Viện Đại Học Cộng Đồng Quảng Đà. Tháng hai, tôi trở về quá muộn nên không thể tham dự tuần lễ Văn Hoa do Viện Đại Học CĐ Quảng Đà tổ chức nhân mùa khai giảng đầu tiên. Tuy nhiên, tôi cũng đã … với trí óc tò mò của mình, tìm hiểu sinh hoạt của một VĐH tân lập có ảnh hưởng thế nào đối với thành phố. Đối với nơi mình đã sống một thời học sinh áo trắng với rất nhiều kỷ niệm VĐHCĐ Quảng Đà được thiết lập trên một khu đất khá tốt của thị xã, với những màu xanh của cây và cỏ không bao giờ thiếu nắng. Có thể nói, sau VĐH Đà Lạt, VĐHCĐ Quảng Đà là nơi có nhiều màu xanh nhất so với các VĐH cá hộp của miền Nam chúng ta. Trường ốc với những sân cỏ xanh mướt, lối đi trải sỏi trắng, với những hành cây xanh ngút mắt nhìn và một ngôi nhà nguyện nhỏ, vô cùng âm u nhưng rất quyến rũ. Với những sinh hoạt đầu tiên của VĐH Quảng Đà, thành phố hình như đã có một bộ mặt mới, một sinh khí mới, cho dầu khu Trung học vẫn còn là nơi thu hút nhiều chàng trai trẻ nhất. Nhân mùa khai giảng đầu tiên, VĐH Quảng Đà đã tổ chức một tuần lễ văn hóa kéo dài trong 3 ngày, 3, 4, và 5 tháng 2 năm 1975. Những buổi nói chuyện của những học giả trong thành phố đã được thực hiện tại thính đường trường PCT, triển lãm tranh của 8 họa sĩ trẻ tại VĐH Quảng Đà, cùng với 2 đêm văn nghệ sinh viên đó SV Quảng Đà thực hiện. Đồng lúc đó, tại trung tâm Văn Hóa Pháp, họa sĩ Đinh Cường cũng đã trưng bày tranh của mình trong suốt một tuần lễ. Đó chỉ là những hoạt động cuối năm của một thành phố biển. Ngoài ra, với sự hiện diện của VĐH Quảng Đà, dân thành phố lại được nhìn thấy những mái tóc dài của các cậu SV. Thế là Cảnh sát lại phát động một màn hớt tóc, và công tác này đã gặp sự phản ứng mãnh liệt của ông Viện Trưởng, cùng quí vị giáo sư và Ban Đại Diện SV. Màn hớt tóc dài rồi cũng kết thúc, và SV Quảng Đà được khuyến khích không nên để tóc dài. Cuối năm trở về, thành phố lại lạ hơn với nhiều quán cà phê mọc khắp cùng phố. Khu thương mãi Diên Hồng phía đường Đồng Khánh đã biến thành những hàng quán cà phê mang tên Tuổi Ngọc xuất hiện ở góc trường nữ trung học Hồng Đức. Không hiểu vì sao người ta lại khoái mang cái tên Tuổi Ngọc để đặt tên cho quán cà phê của mình như thế. Hình như dọc quốc lộ I, đoạn đường Đà Nẵng - Sài Gòn đã có đền năm hoặc sáu quán cà phê Tuổi Ngọc như thế. Cái gì cũng được, nhưng cà phê Tuổi Ngọc thì hơi kỳ, ai nhẹ đã có thể tin đó là những quán cà phê của ông chủ nhiệm báo Tuổi Ngọc lắm à! Có thể nói, Đà Nẵng là thành phố có nhiều quán cà phê nhất nước, bởi bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể tìm gặp một chỗ dừng chân lý thú. Ngoài ra, trong những ngày chờ Tết, thành phố cũng mới hơn một chút với những chuẩn bị dồn dập của hai ngôi trường trung học lớn nhất thị xã với 2 ngày truyền thống của mình: Phan Châu Trinh và Hồng Đức. Tháng ba 1975 hứa hẹn nhiều sinh hoạt mới, hấp dẫn và đổi mới luôn của học trò thành phố.
Trích Tuổi Ngọc #155
ra ngày 5 thang 3, 1975
Ngy Xuân Sơn
Chín bốn & Bạn hữu
Chín bốn & Bạn hữu
Đà Nẵng thành phố đổi mới