Nhom Chin Bon - Hong Duc - Da Nang
Nhưng mối tình thật sự có lãng mạn như vậy không? GGM đã cảnh báo trong một cuộc phỏng vấn sau khi cuốn chuyện đã phát hành: "người đọc chuyện phải cẩn thận, đừng để rơi vào bẫy của tôi đấy". Tôi nghi ngờ.

Sau khi phát hiện con gái mình đã yêu một thằng bé nghèo, lêu lổng, cha của Fermina đưa con gái đi tạm trú ở một thành phố khác với hy vọng mối tình thơ đó sẽ chấm dứt theo không gian và thời gian. Quả thật, Fermina sau một thời gian dài xa cách, cô bé cảm nhận Florentino chỉ là một "người lạ", và mối tình như cơn gió mùa xuân, dễ thương, nhẹ nhàng cũng qua đi. Fermina đồng ý cuộc hôn nhân cha mẹ cô ấy sắp đặt, với một bác sĩ y khoa có tiếng trong vùng, Juvernal Urbino.

Thất vọng, Florentino thề thốt dành cả cuộc đời mình cho chỉ một tình yêu với Fermina, một khái niệm về "yêu"cực kỳ lãng mạn. Trong năm mươi năm (50) trời, khi Fermina sống trên nhung lụa với người chồng giàu có, Florentino lang thang kiếm kế sinh nhai và qua hơn một trăm người tình, mặc dù vẫn tin tưởng rằng ông ta rất "chung thủy" với mối tình đầu.

Không hiểu là một sự tình cờ hay cố ý của tác giả, chữ "cólera" tiếng Tây Ban Nha (trong "female form") còn có nghĩa là "đam mê, cơn thịnh nộ của con người". Tựa đề của cuốn chuyện nhìn "Cholera" như một dịch bệnh, mà cũng có thể hiểu như một "Đam Mê", trong đó hai nhân vật nam, một bên có quá nhiều (Florentino), một bên có quá ít (Juvernal). Si tình, một trạng thái mà cũng có thể là một căn bệnh như "dịch tả". Đúng vậy, tương tư là một căn bệnh cần phải "chữa", tôi nghĩ thầm.

Đứng trước căn nhà của Fermina với giàn cây leo, tôi nhớ lại mẫu vườn cũ thời mới lớn. Tôi vẫn thường ngồi ở chiếc bàn nhỏ ngay hiên nhà, đọc sách hay làm bài tập, nhìn ra con đường có hàng cây long não thẳng tắp với vòm lá hôn nhau trên cao, nhìn những chiếc xe gắn máy chạy lên xuống, và cười thầm khi bắt gặp ánh mắt nhìn của ai sau hàng rào Tigôn trước cổng ... Những rung động nhẹ nhàng của tâm hồn mới lớn được ghi lại trong những cuốn vở giấy mỏng với màu mực tím, những đoạn văn ngắn ngủi, thay đổi từng ngày, từng tháng một. Đó có phải là "yêu" không? Có thể nào có "tình yêu" mà không có khuôn mặt người tình rõ ràng? Hay là như ai nói đó, thời trẻ dại, "we are in love with love", không phải với một ai, chỉ muốn luôn luôn ở trong một trạng thái (rạo rực, tim đánh thật nhanh, má nóng bừng...)?

Tôi vẫn luôn thắc mắc - mỗi lần có ai gửi một cuốn sách, hay tặng một bức tranh, với một vài hàng chữ, hay mấy mươi trang giấy, bày tỏ sự "ưu ái" của họ- tôi vẫn tự hỏi, làm sao họ biết được mình, họ đã hiểu mình như thế nào? Chỉ nhìn bên ngoài mà "yêu" được sao? Nếu cái vỏ bên ngoài không còn nữa, thì "yêu" cũng "vỗ cánh" luôn?

Tôi do dự trong "trò chơi" của thuở mới lớn, và luôn luôn có sự "nghi ngờ"... Đây chỉ là phần diễn tập cho đến một ngày nào đó, sự diễn tập sẽ hoàn hảo?
Thời xa xưa đó, thành phố nhỏ rất khắt khe, nên "trò chơi" chỉ là những lần liếc mắt, những trò chuyện vu vơ trước cổng trường, cổng nhà... không hề một lần nắm tay, không một lần hẹn hò để tình tự! Nhưng trí tưởng tượng thì lúc nào cũng "lai láng".

Rồi biến cố của cuộc đời đưa đẩy tôi đến một vùng đất mới, nơi khái niệm về tình yêu được định nghĩa bao dung hơn. Tôi trưởng thành. Mỗi lần nghe một bản nhạc cũ, nhìn nắng mai trên ngọn cây cao, nghe tiếng mưa tí tách ngoài khung cửa sổ, thấy mấy con chim sẻ hom hem trên sân vườn buổi chiều... tôi lại có lại những cảm xúc của thời mới lớn đó. Tôi vẫn đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình trong những cuốn truyện của những văn hào. F. Scott Fitzgerald đã nói "That is part of the beauty of literature. You discover that your longings are universal longings, that you're not lonely and isolated from anyone. You belong". (Đó là cái đẹp của văn chương. Bạn sẽ khám phá nỗi khao khát của bạn là một khao khát phổ biến, bạn không cô đơn và cô lập. Bạn cũng như những người khác).

Rồi tôi "gặp" GGM, đọc "Love in the Time of Cholera". Lần đầu đọc Love in the Time of Cholera, tôi không hoà giải được cái nghịch lý trong mối tình của Florentino. Làm sao một người có thể có hơn một trăm người tình mà tiếp tục tin tưởng là mình vẫn giữ mối thủy chung với một người?
Có thể tôi hiểu chữ "thủy chung" trong một định nghĩa chật hẹp chăng? Có thể vì tôi được nuôi dưỡng trong một môi trường mà ở đó tình yêu tinh thần và thể xác không phân biệt ? Tại sao tôi vẫn hoài nghi khi nghĩ đến tình yêu? Có phải đó là một cách "tự vệ"?

Tôi nhớ câu chuyện và cuốn phim "Polar Express" mà tôi đã xem với con gái tôi lúc chúng còn nhỏ mỗi dịp Giáng Sinh, trong đó có một đứa bé đa nghi về sự hiện hữu của ông già Noel, bắt đầu một cuộc du hành đến Bắc Cực. Trong chuyến đi, cậu bé gặp những đứa trẻ cùng lứa, nhờ những tiếp xúc đó đã phát hiện sự hiểu biết về chính mình, đã nhận định rằng những kỳ diệu trong đời không bao giờ biến mất khi mà cậu vẫn còn có niềm tin.

Không biết từ khi nào tôi bắt đầu chuyến "Polar Express" của riêng tôi, như thằng bé con gặp những đứa trẻ khác trên chuyến đi, tôi đã có những gặp gỡ ngẫu nhiên trong đời, mà khi suy ngẫm lại đã giúp tôi hiểu tôi nhiều, và đã làm tôi "bao dung" trong cái nhìn về cuộc sống. Tôi ít thắc mắc và chấp nhận những cảm xúc của mình hơn trước. Tôi tin vào những kỳ diệu của cuộc đời, trong đó có những cảm nhận mà tôi đã có lần rất hoài nghi.

Tháng Hai, 2017

Chin Bon
Chin Bon
MỘT TẢN VĂN VỀ ..."LOVE IN THE TIME OF CHOLERA"
Thanh Thu
Tôi có một tấm hình đứng trước ngôi nhà của Fermina Daza ở Cartagena. Phải mất mười lăm phút đồng hồ đi qua đi lại trước căn nhà nhỏ hai tầng - với dàn hoa bìm bìm màu tím dày kín giăng ngang trước hiên-mới tìm được một góc cạnh vừa ý. Những chiếc xe hơi đậu bên đường trước mặt nhà đã lần lượt bỏ đi; và từ công viên nhỏ với những cây almond có lá cây xanh thẩm lớn hơn cả bàn tay rủ bóng, tôi tưởng tượng thằng bé Florentino Ariza đứng đó ngẩn ngơ mỗi ngày nhìn người hắn thầm yêu qua khung cửa sổ. Fermina, một cô bé tuổi mười ba, một ngày đó ngồi thêu áo bên cửa sổ, ngẩng đầu lên tình cờ bắt gặp ánh mắt nhìn của một cậu bé cùng tuổi đi ngang qua, thế là bắt đầu một cuộc tình kéo dài hơn nửa thế kỷ.