Nhom Chin Bon - Hong Duc - Da Nang
Chin Bon
Chin Bon
Người ta thường nói vợ chồng có duyȇn số, tôi nghἷ bạn bè cũng vậy, có duyȇn mới có cơ hội gặp gỡ và kết bạn lâu dài với nhau. Duyȇn của Bạch Nhạn gặp anh Thạch, ông xã của Nhạn, khá ly kỳ, có thể nói đó là một “kỳ duyȇn ”. Câu chuyện này, dành dể cho Nhạn viết kể cho các bạn nghe. Tôi chỉ kể tình bạn giữa Nhạn và tôi cũng không kém phần kỳ lạ…

Bạch Nhạn và tôi bắt đầu kết bạn với nhau từ lớp 8 khi Nhạn tham dự cuộc thi văn nghệ toàn trường vào dịp Tết Nguyȇn Đán. Năm lớp ̉sáu, bảy và tám, chỗ tôi ngồi là bàn thứ ba, dãy ngoài cùng, cạnh cửa ra vào của lớp học: từ ngoài vào trong là Hoàng thi Nguyệt Thu, tôi, Huyền Tôn Nữ Thu Dung, và Lệ Hồng. Tôi và Huyền Thu Dung thân nhau vì nhà chúng tôi ở gần cùng trên con đường Nguyễn Hoàng. Ngày nào chúng tôi cùng đi đến trường và tan học về nhà. Năm ấy lớp 8/4 tham gia tiết mục nhạc kịch “Bầy thỏ duới ánh trăng”. Bạch Nhạn và Thu Sương cưỡi hai con ngựa sắt đến nhà tôi đề nghị tôi tham dự bạn văn nghệ của lớp với nhiệm vụ là “xướng ngôn viên” đọc lời cho nhạc kich. Nhạn reo to khi thấy tôi: “Nga ơi, cô Bút (cô chủ nhiệm) kêu ấy lên để đọc kich bạ̉n đó”. Nhạn biết tôi vốn dĩ nhút nhát ngại tôi từ chối nên đem cô Bút ra để chận trước. Rồi chúng tôi sang nhà Tuyết Hằng ở đường Nguyễn thị Giang gần nhà tôi. Nhạn dẫn chúng tôi đến một ngôi biệt thự lớn, yên tἷnh, trông có vẻ cổ kính và kỳ bí. Bao quanh hàng rào của biệt thự là giàn hoa leo ti gôn. Nghe hơi người, hai con chó berger lớn bên trong sủa inh ỏi, làm chúng tôi sợ hết hồn. Tuyết Hằng ra mở cánh cửa sắt màu xanh lá cây đón chúng tôi vào. Cảnh nhà bên trong làm tôi khá bất ngờ: sừng sững, một tòa nhà cao lớn bề thế, mái ngói cong, kiểu kiến trúc như một ngôi chùa nằm ngay chính giữa một khu vườn mát mẻ cây cối xum xuê. Nhạn cho biết thật ra đây là nhà của cô Tuyết Hằng, còn nhà Tuyết Hằng ở phía sau vườn. Tôi còn nhớ có lần me Hằng đãi chúng tôi món "Măng xào ớt" thơm đậm mùi măng, mặn mà mùi mắm ruốc, và nồng cay vị ớt thật tuyêt cú mèo.

Sau đó chúng tôi thường đến nhà Lễ Trinh ở đường Lê Lợi ̣để tập dượt thâu băng. Lễ Trinh là nhân vật chủ chốt trong các cuộc thi văn nghệ của lớp.  Tôi vẫn còn mường tuợng dáng vóc cao lớn, mái tóc "bum bê" đen mướt ôm lấy khuôn mặt tròn vành vạch, cặp chân mày rậm, giọng nói to, rõ ràng và đầy tự tin của Lễ Trinh. (Tiếc rằng Lễ Trinh đã không còn nữa …bạn đã vĩnh viễn ra đi trong cuộc hành trình vượt biển tìm tự do). Nhà Lễ Trinh bài trí rất đẹp mắt.  Chị Loan, cḥi dâu của Trinh, dạy múa cho các bạ̣n và giúp chúng tôi thu băng. Nhưng đến ph́út cuối, thì các bạn đã chọn Kim Hằng làm nhiệm vụ đó thay tôi. Lý do là  lúc ấy, tôi có công việc nhà đột xuất đã không thể dự một buổi tập dượt cho cuộc thi bán kết, các bạ̣n liền cho là tôi “làm dóc” nên gọi Kim Hằng thay tôi. Nghἷ lại, thấy buồn cười vi`chúng tôi thật là trẻ con.

Đến năm lớp chín, đột nhiên cô chủ nhiệm chia lại chỗ ngồi cho hoc sinh. Nhạ̣n và tôi được xếp vào ngồi chung một bàn, hình như là bàn thứ ba thì phải, dãy đối diện bàn giáo sư. Nhạ̣n ngồi giữa, tôi ngồi ngoài, còn bạ̣n nào ngồi phía trong, xin lỗi là tôi không nhớ. (Bạ̣n nào ngồi vị trí đó, đọc bài này, hãy lên tiếng dùm tôi). Từ đó chúng tôi càng thân thiết nhau hơn. Mỗi sáng ngồi vào bàn học, trước khi cầm viết, Nhạn đều nắm lấy bàn tay thon, d̀ài, và trắng trẻo của tôi. Nhạn nói, Nhạn thích nắm tay tôi vì bàn tay tôi đẹp và mềm mại. Nhạn gọi bàn tay tôi là bàn tay “tháp bút”. Các bạn ai cũng cho chắc tôi ở nhà không phải làm việc gi cả nên bàn tay mới đẹp và mềm đến như vậy. Thực sự là không như các bạn nghĩ. Là chị lớn trong một gia đình đông con, tôi làm nhiều việc vặt trong nhà để giúp đỡ mẹ tôi nhất là khi không có người giúp việc. Sáng nào chị tôi và tôi cùng phải giặt một thau áo quần lớn đầy ắp. Chúng tôi phải dùng gàu kéo nước từ giếng l̉ên để giặt giũ, đôi khi xách nước để lau chùi, và bếp núc. Chị em tôi có lẽ do di truyền, ai cũng có đôi bàn tay đẹp, nhưng mỗi người một vẻ khác nhau. Bàn tay của chị tôi rất đẹp, kiểu đẹp đài các của bàn tay “búp măng”. Những ngón tay của chị dài, trắng muốt và múp rụp. Tuy làm nhiều công việc trong gia đình, nhưng vẻ đẹp của bàn tay chị em tôi vẫn không hề suy suyển, do hậu quả của các công việc khá nặng nhọc làm xấu đi. Bởi vì hễ da tay bị xà phòng ăn mòn hay có vết chai nào xuất hiện, thì chúng lập tức bị tróc đi và lớp da mới được tái tạo ngay sau đó. Bây giờ tôi mới hiểu vì sao da tay chúng tôi sớm được thay da lột xác. Có lẽ là vì mẹ tôi đã thường bồi dưỡng cho chúng tôi món ăn khá sang "Yến chưng với đường phèn". Mẹ tôi mua những tổ yến còn nguyên vẹn, cẩn thận cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín và cất vào tủ đứng lớn. Mỗi lần nấu phải ngâm tổ yến trong nước cho nở ra. Chúng tôi phụ mẹ gỡ từng chiếc lông nhỏ li ti ra. Thời đó, tổ yến không đắt vì ít nguời biết công dụng của nó. Vả lại làm sạch nó khá công phu và mất nhiều thì giờ. Đây là món ăn tôi rất khoái vì vị mát ngọt ngào, thanh tao và thơm tho, nên tôi kiên nhẫn ngồi nhặt nhạnh từng cọng lông chim mà không một lời ta thán.

Sang năm lớp chín là năm “quyết định” của chúng tôi. Ai cũng ra sức thi đua học tập để có thể nhận ra được sở trường của minh rồi chọn ban nhằm định hướng cho nghề nghiệp tương lai của mình. Tuy học hành khá căng thẳng, nhưng tâm hồn nghệ sĩ vẫn tiềm ẩn trong chúng tôi.
Tôi vẫn còn nhớ, mộ̣t buổi chiều đẹp trời, Bạ̣ch Nhạn vẻ mặt hân hoan đến nhà tôi, đề nghị tôi hợp tác vẽ chung một bức tranh để tham gia vào cuộc triễn lãm tranh toàn trường. Tôi đồng ý, và chúng tôi cùng vẽ một bức tranh màu nước mô tả mộ̣t thiếu nữ trẻ, khao khát một cuộc sống tự do, không bi gò bó. Vẽ tranh cỡ lớn, chúng tôi phải trải tấm giấy vẽ xuống sàn nhà: Nhạn và tôi ngồi chồm hổm, mệt thì nằm bò ra mà vẽ. Chúng tôi đã say sưa vẽ khuôn mặt ngây thơ của thiếu nữ, mắt ngước lên cao, rướm lệ.  Mái tóc đen dài buông xỏa như muốn giải tỏa những khát vọng của mình, đồng thời cũng muốn nói lên tâm trạng của chúng tôi: muốn thoát khỏi cuộc sống gò bó, muốn cuộc chiến tranh “khốc liệt” sớm kết thúc, để được tự do chu du đây đó. Sau khi hoàn tất, chúng tôi nhìn nhau cười, có vẻ đắc ý, và cùng đồng ý đăt tên họa phẩm này là "Khao Khát". Thời ấy, tôi không được phép đi đâu xa, chỉ quanh quẩn trong thành phố làm tôi luôn có cảm giác tù túng, nhất là vào mùa hè. Thậm chí đi tắm biển, cũng không được phép. Không có ba đi kèm trông coi, ba tôi sợ chúng tôi bị chết đuối. Thưở còn bé, mỗi chiều hè ba tôi thường đạp xe chở anh tôi và tôi ra bãi biển Thanh Bình tắm. Có lẽ vì có hai đứa con, một trai, một gái đầu lòng nên ba tôi cưng chiều chúng tôi lắm. Tối về, cha con chúng t́ôi đi ăn phở và xem phim hề "Sạc lô" (Charlot) nữa.  Nhưng khi chúng tôi lớn, gia đình đông con, ba tôi không chở chúng tôi đi biển như xưa nữa.  Anh tôi và tôi muốn đi biển hoặc đi với bạn bè, ba tôi đều không cho phép vì sợ dễ bị chết đuối khi không có người lớn theo giám sát. Chúng tôi thường lén trốn đi. Tôi thì không sao vì mặc áo có cánh tay dài che được, còn anh tôi thường bị ba me ̣tôi la mắng khi phát hiện những mảng da bị ăn nắng trên vai và lưng của anh tôi. Có lần Bá (cô bạn hàng xóm cùng học liên lớp 9̣), sau mẹ Bá qua nhà tôi xin phép ba mẹ tôi cho tôi được cùng Bá về quê Bá làng Kim Liên ở Nam ô, vùng biển ngoại ô thành phố Đà Nẵng, ba me tôi cương quyết không cho tôi đi. Lý do thứ nhất, con gái không được đi xa mà không có ba mẹ đi theo, thứ hai vào thời điểm ấy, chiến tranh rất “ác liệt”. Vùng nông thôn, là nơi không được an ninh. Mìn, bom, và súng đạn rất đỗi vô tình. Vẽ tranh với chủ đề này như là một công cụ để giải tỏa nỗi “ấm ức” trong lòng của tôi. Bức tranh ấy đã được cô giáo dạy vẽ, Đàm Ngọc Nga, chọn trưng bày trong cuộc triễn lãm tranh của trường Nữ Trung Học Hồng Đức. Rất tiếc, chụ́ng tôi không có môt bức hình nào lưu lại “họa phẩm” này.

Sau năm lớp 9, Nhạn chọn ban A (Sinh Hóa), còn tôi chọn ban B (Toán Lý) nhưng chúng tôi vẫn thỉnh thoảng liên lạc với nhau. Sau 75, lúc ấy, đời sống của gia đình Nhạn và tôi rất khó khăn. Chúng tôi may áo quần gia công, đan áo len thuê để tăng thêm thu nhập cho gia đình.  Học xong phổ thông, Thanh Hương và tôi may mắn đậu vào đại học TH Huế. Thỉnh thoảng tôi mới về ĐN, tình cờ tôi găp lại Nhạn tại một tổ hợp trước ngõ nhà tôi. Nhạn đẹp đến không ngờ, da trắng mịn như trứng gà bóc, má phơn phớt hồng, làn môi thắm đỏ, tràn trề sức sống của thiếu nữ ở tuổi hai mươi. Sắc đẹp này đã hút hồn anh Thạch (ông xã Nhạn), một sinh viên Toán ĐH Sư Phạm Huế, từ cái nhìn đầu tiên. Không bao lâu sau, thì Nhạn lấy chồng. Vào mùa hè, thường rảnh rổi hơn, nên tôi cùng Thanh Hương đến thăm nhóm Khánh Hoa, Hội và Kim Liên ở khu chợ Mới. Nhà Khánh Hoa ở trong căn hẻm nhỏ, ba Hoa là lực sĩ kiêm họa sĩ nghiệp dư nên trong nhà treo đầy tranh và dụng cụ thể  dục. Khánh Hoa khoe chúng tôi, bức tranh chân dung khá đẹp của Hoa do tự Hoa vẽ bằng bột than do ba Khánh Hoa dạy Hoa vẽ. Tôi thầm nghἷ, K Hoa vẽ được thì tôi cũng có khả năng vẽ. Nhà Khánh Hoa rất xa nhà tôi, tôi không thể đến hoc vẽ chân dung từ K Hoa. Tôi bèn đi học lóm cách vẽ chân dung từ phòng vẽ của một họa sĩ ở đuờng Hùng Vương. Tôi đã đến đó khoảng nửa tiếng để quan sát. Rồi về nhà, tôi tự làm dụng cụ vẽ bằng những thanh đủa tre.

Bức hình đầu tiên tôi chọn để tập vẽ chân dung là bạn Võ thị Thêm. Thêm học chung lớp với tôi từ tiểu học và ngồi cùng bàn với tôi. Vào năm lớp 4, lúc ấy chúng tôi chỉ độ 9 tuổi, thì bộ ba: Thêm, Bich Loan, Nguyễn thị Hồng tuyên bố thành lập bạn nhạc Beatles (thiếu mất một ca sĩ). Ba cô bé đều cắt kiểu tóc tựa như các nam ca sĩ trong ban nhạc này. Bốn nam ca si của ban nhạc rock Beatles là thần tượng của giới trẻ thời bấy giờ.  Nhưng lúc ấy chúng tôi còn quá bé để biết đến và ngưỡng mộ các ca sĩ nổi tiếng ngoai quốc này. Tôi tự hỏi làm thế nào mà ba bạn biết về Beatles, môt hiện tượng rất xa lạ đối với học sinh lớp 4 tiểu học, hỉ mũi còn chưa sạch như chúng tôi. Sau đó tình cờ tôi mới khám phá ra được …”bi mật” này. Một hôm tôi đến đến nhà Thêm, đứng ở ngưỡng cửa, tôi thấy một người có mái tóc Beatle đang ngồi trên bàn học quay lưng về phía tôi, rồi tôi chạy vào "Hù" một cái. Người đó quay mặt lại, tôi liền toét miệng ra cười toe. Ngừơi đó cau mày nhìn tôi. Kinh ngạc nhìn kỹ, tôi hoảng hốt bụm miệng lại, tôi loạng choạng bước lùi về phía sau suýt bị té ngữa, thì ra không phải là Thêm. Tôi trố mắt nhìn vào người đó. Ngay lúc ấy, Thêm từ trên lầu chay u xuống, tôi mới biết đó anh của Thêm.  Anh Thêm giống hệt Thêm, cùng khuôn mặt bầu bĩnh và mái tóc Beatles … A, ca sĩ thứ tư của bạn nhạc Vietnamese rock Beatles là đây. Thì ra mọi sự bắt đầu từ ông anh này.

Là trưởng lớp, tôi có nhiệm vụ phải giữ gìn an ninh trong lớp, nhất là lúc cô giáo vắng măt. Từ ngày ban nhạc Vietnamese Beatles được ra đời, hể cô giáo vừa bước ra khỏi cửa là ban nhạc nữ Beatles bắt đầu hoạt động ráo riết. Ba cô bé nhảy lên bục giảng, tay cầm cây thước dài và cây roi của cô giáo làm đàn guitar, bàn tay nắm lại làm micro hát và nhảy điên cuồng theo điệu nhạc. Có khi 3 bé này còn nhảy cả lên bàn học để trình diễn show tại chỗ. Lớp học thật là huyên náo: tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay, đập bàn, tiếng thước liên tục gõ vang lên… Thật là khó xử cho tôi, bộ ba la bạn thân của tôi. Tôi cũng thich nhìn các bạn chơi nhạc, nhưng cuối cùng tôi đã phải dẹp bạn nhạc làm mất trật tự này. Thứ nhất là giữ trật tự của lớp, thứ hai là không làm ảnh hưởng đến hai lớp kế bên, và cuối cùng là tránh điểm xấu cho tổ học tập…Tuy vậy, ba cô bé Beatles vẫn rất thương mến tôi, các bạn ưu ái tặng cho tôi mấy tấm ảnh của ca sĩ ban nhạc “Vietnamese kid Beatles”cho đến nay tôi vẫn còn cất giữ trong album của tôi. Tấm hinh của Thêm, Bich Loan chụp chung tại photo Diễm trông rất xinh và rất ngộ, đặc biệt là Thêm. Do đó tôi đã chọn hình Thêm để tập vẽ bức chân dung đầu tiên. Hồng thì chụp riêng, kiểu chụp hình đứng nghiêng nghiêng 45 độ Hồng tặng riêng tôi (Mới đây, tôi đã chụp lại gởi cho Hồng, Hồng đăng lên Facebook, các bạn Hồng đều trầm trồ khen đẹp).
Nhạn trắng- tôi và hội họa
Thấy tôi vẽ được qua bức chân dung của Thêm mà tôi đã đưa cho Nhạn xem. Nhạn cung cấp cho tôi những tấm hình đẹp Nhạn cắt từ các tạp chí để cho tôi tập vẽ. Vì bận rộn công việc nội trợ và buôn bán, Nhạn không có thi gian dành cho hôi họa nữa. Ra trường, tôi dạy học tai một trường trung cấp ngoai ô thành phố Đà Nẵng. Tôi ở trong ký túc xá dành cho giáo viên. Đến cuối tuần về Đà Nẵng tôi vẫn thường xuyên đến thăm gia đình Nhạn. Nhạn ở chung với gia đình chồng, có mở môt tiệm bán gương trước mặt nhà. Bức hình nào tôi vẽ, Nhạn thấy đẹp, Nhạn làm khung hình cho tôi. Tôi trân qúi những khung hình của Nhạn lồng kính những tác phẩm đầu tay của tôi vì đó là kết tinh tình bạn và tấm lòng yêu hội họa của Nhạn và tôi. Khi đi Mỹ, tôi đã gói ghém đem theo hai hoạ phẩm của tôi, một bức họa chân dung của đại thi hào Ấn độ Tagor, và một chân dung ”Thiếu nữ có mũi hếch” (Tôi vẽ  theo một tấm hình Nhạn cắt từ một tạp chí). Bức chân dung của Tagor đã không cánh mà bay không bao lâu sau khi tôi đến San Jose. Mất bức tranh Tagor, tôi thẫn thờ cả tháng trời vì đây là tranh vẽ bột màu đầu tiên màu xanh biển đậm khá tâm đắc của tôi.
Tôi đã mất liên lạc với Nhạn một thới gian dài. Sau đó, tôi nhận được thư Nhạn báo tin gia đình Nhạn được qua Mỹ theo diện HO. Nhạn không được đi vì đã lập gia đình. Vài năm sau, Nhạn được sang Mỹ theo dạng du lịch thăm Hải con trai của Nhạn đang du học tại Atlanta và ghé thăm tôi. Tôi vẫn còn nhớ giây phút đầu tiên chúng tôi gặp nhau thật là xúc động, tay lại nắm tay, mừng mừng tủi tủi.
Hải con trai Nhạn sau khi tốt nghiệp Đại học ở tiểu bang miền Đông Mỹ đã có job tại miền Tây Bay Area, vùng vịnh Mỹ. Một điều kỳ diệu là ở Viêt Nam, nhà Nhạn khá gần nhà tôi, đi qua cái Cầu vồng. Bây giờ sang Mỹ, chúng tôi ở cùng một thành phố cách nhau không xa mấy. Vào cuối năm 2011, Nhạn sang lại Mỹ, chuyến này Nhạn ở San Jose lâu hơn. Tôi thỉnh thoảng đến thăm Nhạn tại nhà Hải. Đến tháng 6, 2012 tôi được email của Nhạn với tựa đề là “Hình Nga vẽ Hải hồi nhỏ”. Tôi mở tấm hình Nhạn gởi kèm theo và rất đổi ngạc nhiên khi thấy chân dung vẽ bằng bút chì màu của một bé trai hồng hào bụ bẩm, tóc xoăn, cặp mắt thật to và tròn, đôi môi hồng đỏ. Tôi không nhớ là mình đã có vẽ bức hình này vì trong trí nhớ đang bắt đầu già nua của tôi, tôi chưa hề vẽ bút chì nhiều màu ngoại trừ bột màu xanh tôi vẽ Tagor. Tôi ngồi thừ người ra và moi trí nhớ xem có phải đây là bức tranh do chính tôi vẽ Hải, con trai đầu lòng của Nhạn hay không. Khi nhìn vào hình có con Kangkuru trên áo của Hải, tôi mới nhớ ra là tôi đã vẽ bức tranh này. Nhưng trong lòng tôi vẫn còn hoài nghi, tôi muốn tìm thấy chữ ký của tôi trên bức tranh thì tôi mới tin là thật. Tôi đến nhà Nhạn, Nhạn mở cuốn Album ra, nguyên tác bức tranh hiện ra trước mắt tôi: bức tranh hơi ngã màu, cặp mắt cu Hải tròn xoe, đôi tai to dài, và con kangkuru trên áo. Tôi nghẹn ngào xúc động vì đã bao nhiêu năm qua mà Nhạn vẫn còn giữ bức chân dung này. Tôi lục lọi trước bức tranh, nhưng không có chữ ký của tôi. Tôi lật nó lại, hy vọng rằng có thể thấy chữ ký của tôi ở phía sau, nhưng vẫn không có vì phía sau đã được dán làm hai lớp cho cứng cáp. Bạch Nhạn nói, “Có lẽ Nga đã quên ký”. Ký ức bắt đầu trở về trong tôi, tuy không thấy chữ ký của mình trên tranh vẽ, tôi đã nhận ra và khẳng định đây đích thật là “họa phẩm” của mình, nét vẽ thô sơ và vụng dại của bước đầu tập tành làm họa sĩ….
San Jose Sep 16, 2020.
Nguyễn thị Nguyệt Nga A