Quên

Xin được mượn lời nói của con trai bà hiệu trưởng để mở đầu câu chuyện hôm nay, “Chúng tôi may mắn
được gọi ba bằng mạ. Tiếng người Huế gọi người mẹ kính yêu của mình”.

Chúng tôi không gọi bà bằng mạ, nhưng bà là người mẹ tinh thần của chúng tôi. Những người học trò
NTH Hồng Đức, Đà Nẵng. Năm năm trời (1967 1973) mỗi sáng thứ hai tôi nhìn bà trong sân trường, dưới
cột cờ. Với vẻ kiêu sa, giọng bà từ tốn chậm rãi. Bà nói về những điều đã làm trong tuần, những điều cần
làm cho những ngày sắp tới. Dù khen thưởng hay la rầy giọng ba luôn nhỏ nhẹ và lúc nào cũng có nụ
cười bao dung.

Bà là người - nếu được phép - chúng tôi có thể xà vào lòng, thủ thỉ những tâm sự vui buồn của
mình. Nếu có lầm lở cũng sẽ nghe được những chỉ dạy chân tình với một tấm lòng bao dung hiểu biết.
Đó không phải là hình ảnh của người mẹ hay sao?

Bà là mẫu người phụ nữ Việt Nam thời loạn ly. Những chia lia, mất mát, bất công đến với cuộc đời
bà nhưng bà không than vãn số phận hay oán trách cuộc đời. Bà chỉ mạnh mẽ vượt lên trên số phận
nghiệt ngã đó thôi.

Thầy cô choc húng tôi chữ nghĩa đế hữu dụng trong cuộc sống. Còn bà, bà cho chúng tôi nhân
cách sống làm người.

Bây giờ đã ra đi. Chúng tôi mong bà được về cõi Phật. Nơi mà những chia lìa, mất mát không buộc
chặc đời bà. Nơi mà những bất công vô lý bắt bà phải phấn trắng bảng đen sẽ không xảy ra. Ở nơi đó bà
sẽ nhận được những hồng ân mà bà xứng đáng được nhận.

Có lẽ bà đã nhận ra từ lâu đây là cõi tạm nên bà đã quên hết mọi bất công đến với bà, chỉ giữ lại một nụ
cười tha thứ bao dung.

Nụ cười tạo nên bà. Người phụ nữ Việt Nam mà chúng tôi tự hào kiêu hãnh khi được dìu dắt.

Nguyễn thị Ngọc Hà
12C 72-73