Tôi học khiêu vũ

Tự nhiên tôi cảm thấy giữa tôi và TH lại có sự cạnh trạnh với nhau mặc dầu ở xa nhau hàng ngàn ký lô mét. Chuyện hôm trước TH kể thích chiếc váy màu xanh lơ, còn tôi kể thích cái mũ màu đỏ. Hôm nay TH học đàn Organ thì tôi chuẩn bị kể ra chuyện học khiêu vũ của mình cho các bạn nghe đây.

Đọc bài “Tâm sự của người bỏ cuộc chơi” của TH tới đọan cuối có kể chuyện học đàn Organ làm tôi nhớ tới chuyện học khiêu vũ của mình cách đây gần 3 năm. Đây là kế hoạch giã từ sân bóng chứ không phải bỗng dưng mà U50 sanh tật đâu các bạn (Hồi ấy tôi chưa là O50).

Bước vào tuổi 50, tôi cảm thấy mình không còn đủ sức khỏe để thi đấu nữa nên muốn lựa chọn một môn thể thao khác nhẹ nhàng hơn thay thế để duy trì sức khỏe.

Môn “Bóng chuyền hơi” dành cho người cao tuổi, môn này tôi có tham gia luyện tập và biết chơi, nhưng không thích thú vì trang phục tự do, ai mặc sao cũng được. Một bên là 5 người, nhưng trong đó có 2 hoặc 3 người chơi tốt thì những người còn lại ít khi có bóng đánh lắm. Khi chơi hay thi đấu mà tính đồng đội không cao dễ gây ra tai nạn, mà tôi thường hay bị nạn.

Môn “thể dục dưỡng sinh”, đồng phục là những bộ phi bóng màu vàng đồng may theo kiểu Trung Quốc, áo cổ cao có gài nút vải thắt, kèm theo chiếc quạt lớn màu đỏ chót. Môn này có lẽ xuất xứ từ Trung Quốc, đội hình múa như biễu diễn võ thuật trông rất đẹp, bước tới xoay lui lúc mở quạt ra, lúc xếp lại, mỗi lần mở đóng quạt nghe một cái xọat. Màu vàng của bộ đồng phục xen lẫn màu đỏ của chiếc quạt mở ra trông đẹp và ấn tượng lắm. Nhưng tôi không thích môn này vì trông mình trở nên già hơn tuổi khi khoát lên mình bộ phi bóng màu vàng kia.

Con gái tôi cũng ngầm hiểu đã đến lúc tôi không còn sức lực để đấu đá với lớp trẻ, phải rời bỏ sân bóng nên tìm cho tôi một môn thể dục mới. Con gái cũng biết ý tôi, môn nào mà ăn mặc đẹp, nhìn vào trông trẻ ra là tôi chịu liền dẫu học gian nan vất vã.

“Khiêu vũ dưỡng sinh”, đấy là môn mà con gái tôi phát hiện tại nhà văn hóa người cao tuổi. Con gái tôi chở tôi đến đó xem mấy người cao tuổi học khiêu vũ và sau đó nó còn chở tôi đến một vài câu lạc bộ khiêu vũ bình dân khác để xem.

Đến câu lạc bộ khiêu vũ mỗi người mua một vé nước uống (đắt hơn giá ly nước bình thường ở phía ngoài chút đỉnh) thay cho vé vào cổng. Khi vào phía bên trong tìm chỗ ngồi rồi thì có người đến lấy phiếu, một lúc sau có người mang nước đến. Vừa uống nước vừa xem các cặp biểu diễn, đủ lứa tuổi, mỗi người ăn mặc mỗi kiểu, đầm, jupe, jean, thun … Trông ai cũng rạng ngời vui tươi theo tiếng nhạc chách bùm chách bum. Nếu bạn biết “nhẩy” bạn có thể ra sàn và mời một bạn cùng “nhẩy” với mình. Trong lúc uống nước bạn cũng có thể được ai đó mời bạn ra sàn để cùng “nhẩy”. Bạn nào nhẩy hay, nhẩy đẹp thì sẽ được nhiều người đến mời “nhẩy” cùng. Trong ánh đèn màu hòa cùng tiếng nhạc, những cặp “nhẩy” đẹp không phân biệt tuổi tác làm tôi như mê mẫn.

Tôi không biết hát nên việc chọn học khiêu vũ là vấn đề khó khăn, nhờ được con gái động viên hoài nên tôi quyết định học khiêu vũ. Nhưng nói nhỏ các bạn nghe nhé, tính tôi thích đẹp, thích sang, thích trẻ vì thế đến câu lạc bộ tìm hiểu là tôi chịu liền. Tôi thích môn thể dục nào mà sang trọng và quý phái nên hồi xưa tôi chọn môn quần vợt đó, vì nó là môn chơi quý tộc, môn khiêu vũ này có lẽ cũng là môn quý tộc của người cao tuổi. Cốt sinh ra là người bình dân, tính nông dân mà trong tiềm thức lúc nào cũng mơ thành người quý tộc không hà hiiiiiiii.

Khi tôi đồng ý, con gái tôi nhiệt tình đi đăng ký, đóng tiền, đến ngày học con gái nhắc nhở, con gái chở đến chỗ học, con gái cùng phụ họa với thầy vì con gái tôi biết khiêu vũ.

Ông thầy gần 60 tuổi, cao ráo, da trắng, rất đẹp người nhưng có bà vợ đi cùng để hướng dẫn người học hiiiiiii. Trước tiên thầy giới thiệu khóa căn bản thời gian học là 1 tháng rưỡi, nội dung học có 5 điệu: Điệu valse, điệu slow, điệu rumba, điệu bolero, điệu tango. Buổi học đầu tiên, thầy giới thiệu nguồn gốc của khiêu vũ, sau đó Thầy và Cô biểu diễn lướt qua 5 điệu nhẩy trong từng điệu nhạc và phân tích sự khác nhau của từng điệu nhẩy.

Lớp học của tôi có trên 20 người, đủ lứa tuổi, lần này tôi không phải là người cao tuổi nhất mà tôi là người “tối dạ” nhất hiiiiiii. Mỗi lần học là con gái phải chở đi và ở lại suốt buổi tôi mới đi học. Lớp học chia ra 5 nhóm, mỗi nhóm có xen nam vào vì bước nhẩy của nữ khác bước nhẩy của nam. Nếu không có nam thì một người nữ phải nhảy bước nam và ngược lại.

Trong nền nhạc, thầy đứng trên bục giảng cao, giới thiệu và phân tích từng bước di chuyển của đôi chân, miệng thầy đếm: “một, một hai ba bốn năm” hay “một, một hai ba bốn”, tùy từng điệu nhạc. Sau đó thầy đi đến các học viên, sửa cho từng bước chân, từng cách ngã người như thế nào cho đúng, có khi Thầy nắm tay dìu đi theo tiêng nhạc nếu học viên nào yếu quá. Cuối giờ học thầy chọn một vài cặp nổi trội biểu diễn lại cho các học viên khác cùng xem.

Một tuần lễ đầu trôi qua một cách khó nhọc, cứ về đến nhà rồi mà tai tôi vẫn còn nghe tiếng nhạc chách bùm chách bum hay chách bùm bum … Miệng tôi cứ láp nháp “một, một hai ba bốn năm”. Vào công sở làm việc tự nhiên miệng cũng lẫm bẩm “một, một hai ba bốn năm”, bạn làm việc cùng phòng với tôi hỏi “Mày nói cái gì vậy?” làm tôi giựt mình xấu hổ, tôi sợ chúng nó biết tôi học khiêu vũ.

Chuyện đi giao lưu tiếp khách khiêu vũ là văn hóa xã giao, nhưng ở quê hương xứ dừa còn phong kiến vì nó là 3 dãy cù lao nằm chơ vơ, do dó các văn minh tiến bộ cũng chuyển mình chậm chạp.

Học được một tuần thì tôi có điện thọai của bà chị gọi:

“Con Ngọc sanh rồi, chị nuôi nó ở BV, giờ rước về nhà em lên giúp nó nhé”

Ngọc là em út tôi, đào hoa đáng nể nhưng mãi đến 42 tuối mới lập gia đình. Bây giờ sinh con đầu lòng, Mẹ tôi đã già không giúp được, tìm người nuôi giúp không được, chị Em tôi phải phụ giúp nó. Thế là tôi phải nghỉ phép, nghỉ học khiêu vũ để lên TP nuôi đẻ.

Ở nhà khỏe mạnh vui tươi tự nhiên lên TP lại bị bịnh, hơn 20 ngày nuôi đẻ tôi bịnh, không biết vì chói nước hay sao? Cô em gái tôi mới sanh mà cứ mặc áo sát nách, quần lững, còn tôi cứ phải áo cập, áo ấm, mang vớ. Ban đêm thấy cháu gái khóc mà tôi không dám ẵm dỗ, sợ lây bịnh cho cháu thì khổ. Tôi không còn nhớ ngày xưa đẻ tôi được ăn gì nữa, tôi nhớ mãi không ra để nấu món ăn bà đẻ cho em gái ăn, tự nhiên đầu óc tôi ngu muội quá. Trông cho chồng của em gái đi làm thi tôi nấu cháo đậu xanh với gà ác để hai chị em ăn suốt ngày cho tiện. Mẹ tôi ở dưới quê mà nghe kỳ công tôi nuôi em gái sanh mà rớt nước mắt. Nhưng phải nghĩ rằng tấm lòng của tôi đối với em gái mới là quan trọng, nhưng lực bất tòng tâm thôi.
Sứ mạng của tôi hòan thành, mặc dầu không giúp em gái được nhiều nhưng khi tôi về quê nó cũng bịn rịn lắm. Nó chẳng giám gởi công cán cho tôi bằng hiện kim nên mới mua một số quà gửi bồi dưỡng sức khỏe cho tôi.

Vừa về đến quê, con gái lại nhắc tôi học khiêu vũ tiếp vì khóa học đến 1 tháng rưởi lận, thời gian còn lại hơn một tuần, tiếc tiền học phí, tôi lại cố gắng đi học mặc dầu trong bụng không muốn đi.

Buổi học tiếp tục sau hơn 20 ngày vắng mặt tôi vô tư mất cảnh giác, vào lớp tôi đứng gần vị trí của Thầy.

Trước khi dạy bài mới, thầy ôn bài cũ, thầy ra hiệu cho người mở nhạc rồi Thầy nắm tay tôi bước đi theo tiếng nhạc. Bấc ngờ và lúng túng, tôi bước theo Thầy, nhưng không đi đúng nhịp và đúng cách, vì tôi đã bỏ học hơn 20 ngày. Thầy phát hiện ra tôi không biết nhẩy theo điệu nhạc, Thầy bỏ tay tôi ra và phán một câu “Chị này không thuộc bài” làm tôi quê và sượng cứng người. Thầy tìm một học viên khác và dìu đi trong tiếng nhạc một cách điêu luyện, tôi nhìn theo thầm khâm phục. Bị quê mặt nhưng tôi và con gái cũng ráng ở đến cuối giờ mới ra về vì con gái tôi thích nhảy.

Trên đường về, ngồi sau lưng con gái tôi bảo với nó:

“Mẹ không làm vũ nữ đâu”.

Nó bảo:

“Hả? Mẹ nói cái gì? Mẹ mà làm vũ nữ”.

“Con chở mẹ đi học khiêu vũ dưỡng sinh chứ con đâu có bảo Mẹ làm vũ nữ”.

“Mà mẹ làm vũ nữ ai mà coi”

Nghe nó nói tôi mới giật mình, mới có từng tuổi này mà “nói liệu” rồi. Không học khiêu vũ lại đi nói không làm vũ nữ, hai chữ khác nhau mà nói lộn cũng hay nhỉ. Mà con gái nói đúng, tôi làm vũ nữ ai mà coi hiiii …….

Năm ấy tôi chỉ là U50 chứ không phải là O50 như bây giờ!!!


Châu Mỹ Lợi
BT, tháng 4, 2010